Phương pháp khảo sát địa lí địa phương - thực địa
Được đăng bởi
21/06/2017 09:30
Trong việc dạy học địa lí ở trường phổ thông, khảo sát địa lí địa phương có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt đối với việc dạy và học địa lí địa phương. Chính vì vậy khảo sát địa lí địa phương đã được quy định cụ thể và dành một số tiết nhất định trong chương trình. Khảo sát địa lí địa phương hay tìm hiểu địa phương là một phần của chương trình nhưng dạy dưới hình thức ngoài lớp. Nó không phải là những bài lên lớp có hệ thống mà chỉ là một hoạt động được thực hiện trong chương trình của mỗi khối, lớp trong năm học.
Công tác khảo sát địa lí địa phương được tiến hành dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của GV, chính vì vậy kết quả phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến thức, trình độ hiểu biết địa phương của GV, vào khả năng hướng dẫn, động viên làm cho HS hứng thú với công tác khảo sát.
Nội dung khảo sát địa lí địa phương
+ Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, môi trường ở địa phương (ví dụ tìm hiểu đặc điểm địa hình, khí hậu; vấn đề sử dụng và bảo vệ đất, rừng, nước…).
+ Tìm hiểu các vấn đề dân cư, xã hội ở địa phương (phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá, sản xuất, tình hình phát triển dân số…).
+ Tìm hiểu sự hoạt động của các ngành kinh tế chủ yếu của địa phương (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch...).
Hình thức tiến hành khảo sát địa lí địa phương
+ Tổ chức các buổi khảo sát tập trung cho tất cả HS dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Tổ chức cho các nhóm, tổ hoạt động độc lập, qua đó phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của các em.
Các phương pháp tiến hành khảo sát địa lí địa phương:
+ Phương pháp thực địa; phương pháp điều tra, tìm hiểu qua nhân dân địa phương; phương pháp nghe báo cáo; hương pháp phân tích, sử dụng tài liệu (bảng biểu thống kê, số liệu, bản đồ, tranh ảnh…).
- Do trình độ nhận thức của HS các khối, lớp khác nhau, nên khi đề ra các vấn đề khảo sát cũng cần phải cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng và vốn hiểu biết của HS.
- Sau khi hoàn thành việc khảo sát địa lí địa phương, GV cần giúp HS rút ra kết luận, viết báo cáo.
Việc tổ chức khảo sát địa lí địa phương được tiến hành theo các bước sau:
+ Xác định mục đích khảo sát.
+ Lựa chọn địa điểm (mang tính điển hình).
+ Xác định kế hoạch và các bước tiến hành.
+ Đọc tài liệu viết về địa phương hoặc đối tượng, hiện tượng địa lí cần khảo sát.
+ Đi thực địa, nghe báo cáo thực tế.
+ Phân tích, tổng hợp tài liệu.
+ Viết báo cáo, tổng kết.
Công tác khảo sát địa lí địa phương được tiến hành dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của GV, chính vì vậy kết quả phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến thức, trình độ hiểu biết địa phương của GV, vào khả năng hướng dẫn, động viên làm cho HS hứng thú với công tác khảo sát.
Nội dung khảo sát địa lí địa phương
+ Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, môi trường ở địa phương (ví dụ tìm hiểu đặc điểm địa hình, khí hậu; vấn đề sử dụng và bảo vệ đất, rừng, nước…).
+ Tìm hiểu các vấn đề dân cư, xã hội ở địa phương (phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá, sản xuất, tình hình phát triển dân số…).
+ Tìm hiểu sự hoạt động của các ngành kinh tế chủ yếu của địa phương (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch...).
Hình thức tiến hành khảo sát địa lí địa phương
+ Tổ chức các buổi khảo sát tập trung cho tất cả HS dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Tổ chức cho các nhóm, tổ hoạt động độc lập, qua đó phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của các em.
Các phương pháp tiến hành khảo sát địa lí địa phương:
+ Phương pháp thực địa; phương pháp điều tra, tìm hiểu qua nhân dân địa phương; phương pháp nghe báo cáo; hương pháp phân tích, sử dụng tài liệu (bảng biểu thống kê, số liệu, bản đồ, tranh ảnh…).
- Do trình độ nhận thức của HS các khối, lớp khác nhau, nên khi đề ra các vấn đề khảo sát cũng cần phải cân nhắc sao cho phù hợp với khả năng và vốn hiểu biết của HS.
- Sau khi hoàn thành việc khảo sát địa lí địa phương, GV cần giúp HS rút ra kết luận, viết báo cáo.
Việc tổ chức khảo sát địa lí địa phương được tiến hành theo các bước sau:
+ Xác định mục đích khảo sát.
+ Lựa chọn địa điểm (mang tính điển hình).
+ Xác định kế hoạch và các bước tiến hành.
+ Đọc tài liệu viết về địa phương hoặc đối tượng, hiện tượng địa lí cần khảo sát.
+ Đi thực địa, nghe báo cáo thực tế.
+ Phân tích, tổng hợp tài liệu.
+ Viết báo cáo, tổng kết.