Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Được đăng bởi Ban Quản trị    27/07/2017 16:24

I. Tình hình thế giới và trong nước

1. Tình hình thế giới

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã hình thành chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý, Nhật Bản đe dọa đến hòa bình nhân loại.

- Tháng 7/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản bàn về vấn để chống phát xít và kêu gọi các nước thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

- Tháng 6/1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập, thi hành một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa trong đó có Đông Dương.

2. Tình hình trong nước

a. Chính trị:

Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình mới ở Đông Dương, cử Toàn quyền mới, nới lỏng một số quyền tự do. Vì vậy, nhiều đảng phái chính trị hoạt động nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.

b. Kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.

- Nông nghiệp: tư bản Pháp tăng cường chiếm đoạt ruộng đất

- Công nghiệp: ngành khai thác mỏ được đẩy mạnh.

- Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu, thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng, xuất khoáng sản và nông sản.

Những năm 1936 - 1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.

c. Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp

Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.

Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào...

Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.

Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp.

Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.

Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

II. Phong trào dân chủ 1936 -1939

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 -1936.

* Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 - 1939

Tháng 7/1936 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hổng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã quyết định:

- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

- Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

- Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương.

2. Những phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

a. Phong trào Đông Dương Đại hội

Năm 1936, Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện vọng gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8 - 1936)

Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dấn sinh...

Tháng 09/1936 Pháp giải tán ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.

b. Phong trào “đón rước” Gô-đa và Brêviê: 1937 lợi dụng sự kiện Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.

c. 1937 -1939: nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc mít tinh khổng lồ tại quảng trường nhà Đấu Xảo - Hà Nội thu hút hơn 2,5 vạn người.

Ngoài ra còn có hình thức đấu tranh nghị trường và đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

3. Kết quả và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 -1939

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Quấn chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

- Cán bộ được tập hợp và trưởng thành.

- Là một cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

4. Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939

- Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.

- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.

- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc...

- Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

* Sơ đồ hóa kiến thức


Xem thêm