Kĩ năng giao tiếp
Được đăng bởi
04/08/2017 10:25
Bạn đã có cuộc trò chuyện nào thú vị chưa? Người nói chuyện có duyên phải là người nói hay và nghe tốt. Bạn đã có hai tố chất này chưa? Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm cách nào để trở thành một người nói chuyện có duyên, mời bạn tìm hiểu một số cách dưới đây!
1. Tạo cho mình cảm giác thật thoải mái
Bạn phải tự nhiên, tránh dùng những cụm từ biến mình thành người kiêu căng và ngạo mạn.
2. Khám phá sự hài hước trong cuộc sống
Hãy luôn mang bên mình câu nói đùa hay giai thoại có tính chất hài hước. Ngoài tình yêu và sự yêu thương, con người cần có tiếng cười. Tiếng cười là bài tập thể chất và tinh thần quan trọng cho tâm sinh lý con người. Ở đâu có tiếng cười, ở đó có sự thoải mái và hạnh phúc.
3. Biết tán dương
Bạn phải biết khen ngợi người khác. Ví dụ: Cậu mặc cái áo này đẹp lắm!
4. Đưa ra những câu hỏi sâu sắc
Ai cũng thích nói về bản thân cũng như sở thích của họ. Bạn hãy đề cập đến những gì liên quan tới họ. Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy ai đó đang cầm quyển sách thì hãy hỏi người đó về cuốn sách đó hoặc những cuốn sách mà anh ta đã đọc.
5. Thực hành nói
Nâng cao các kỹ năng nói có tác dụng giúp bạn đối phó với tất cả các dạng câu hỏi tốt hơn. Chuẩn bị cho các tình huống bất thình lình bằng cách học và thực hành. Nhờ ai đó giúp bạn bằng cách “đóng vai”. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng, tự tin hơn và nói chuyện hay hơn nếu biết trước được nên phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thể.
6. Sử dụng những âm lấp khoảng trống
Đây là những âm chúng ta tạo ra khi dừng lại để nghĩ (như “um”, “uh”). Theo như các chuyên gia về giao tiếp, bạn nên ngừng lại còn hơn là thốt ra những âm như thế. Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, chúng lại có tác dụng chỉ ra rằng bạn vẫn đang nói để ai đó không ngắt lời bạn.
7. Dùng cử chỉ và ánh mắt
Hãy nhìn vào mắt người nghe khi nói và thể hiện sự chú ý đến họ. Giao tiếp bằng ánh mắt còn thể hiện sự quan tâm, sự ấm áp và sự tin cậy dành cho người nói chuyện với bạn. Mỉm cười là là tín hiệu đầy ma lực, thể hiện sự thân thiện, ấm áp và gần gũi.
Dùng điệu bộ, cử chỉ (như gật đầu) để làm cho cách nói chuyện của bạn thêm sinh động. Đứng thẳng nhưng không cứng nhắc và hướng về phía trước một chút là tư thế thoải mái và giúp bạn có ấn tượng tốt trong mắt người đối diện.
8. Nắm bắt tín hiệu từ người khác
Nếu người đàm thoại với bạn nói bằng những câu ngắn, thì bạn cũng nên phản ứng lại bằng những câu ngắn. Cách nói này không đòi hỏi bạn phải nói quá nhiều hoặc đưa ra những câu trả lời không có hồi kết. Có một cách để biết liệu rằng bạn đang nói quá dài hay không là khi ai đó ngắt lời bạn. Tốt nhất là nên đưa ra những câu trả lời trực tiếp, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe câu hỏi.
Hy vọng thông qua bài viết này, các kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ ngày càng tiến bộ hơn.
1. Tạo cho mình cảm giác thật thoải mái
Bạn phải tự nhiên, tránh dùng những cụm từ biến mình thành người kiêu căng và ngạo mạn.
2. Khám phá sự hài hước trong cuộc sống
Hãy luôn mang bên mình câu nói đùa hay giai thoại có tính chất hài hước. Ngoài tình yêu và sự yêu thương, con người cần có tiếng cười. Tiếng cười là bài tập thể chất và tinh thần quan trọng cho tâm sinh lý con người. Ở đâu có tiếng cười, ở đó có sự thoải mái và hạnh phúc.
3. Biết tán dương
Bạn phải biết khen ngợi người khác. Ví dụ: Cậu mặc cái áo này đẹp lắm!
4. Đưa ra những câu hỏi sâu sắc
Ai cũng thích nói về bản thân cũng như sở thích của họ. Bạn hãy đề cập đến những gì liên quan tới họ. Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy ai đó đang cầm quyển sách thì hãy hỏi người đó về cuốn sách đó hoặc những cuốn sách mà anh ta đã đọc.
5. Thực hành nói
Nâng cao các kỹ năng nói có tác dụng giúp bạn đối phó với tất cả các dạng câu hỏi tốt hơn. Chuẩn bị cho các tình huống bất thình lình bằng cách học và thực hành. Nhờ ai đó giúp bạn bằng cách “đóng vai”. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng, tự tin hơn và nói chuyện hay hơn nếu biết trước được nên phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thể.
6. Sử dụng những âm lấp khoảng trống
Đây là những âm chúng ta tạo ra khi dừng lại để nghĩ (như “um”, “uh”). Theo như các chuyên gia về giao tiếp, bạn nên ngừng lại còn hơn là thốt ra những âm như thế. Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, chúng lại có tác dụng chỉ ra rằng bạn vẫn đang nói để ai đó không ngắt lời bạn.
7. Dùng cử chỉ và ánh mắt
Hãy nhìn vào mắt người nghe khi nói và thể hiện sự chú ý đến họ. Giao tiếp bằng ánh mắt còn thể hiện sự quan tâm, sự ấm áp và sự tin cậy dành cho người nói chuyện với bạn. Mỉm cười là là tín hiệu đầy ma lực, thể hiện sự thân thiện, ấm áp và gần gũi.
Dùng điệu bộ, cử chỉ (như gật đầu) để làm cho cách nói chuyện của bạn thêm sinh động. Đứng thẳng nhưng không cứng nhắc và hướng về phía trước một chút là tư thế thoải mái và giúp bạn có ấn tượng tốt trong mắt người đối diện.
8. Nắm bắt tín hiệu từ người khác
Nếu người đàm thoại với bạn nói bằng những câu ngắn, thì bạn cũng nên phản ứng lại bằng những câu ngắn. Cách nói này không đòi hỏi bạn phải nói quá nhiều hoặc đưa ra những câu trả lời không có hồi kết. Có một cách để biết liệu rằng bạn đang nói quá dài hay không là khi ai đó ngắt lời bạn. Tốt nhất là nên đưa ra những câu trả lời trực tiếp, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe câu hỏi.
Hy vọng thông qua bài viết này, các kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ ngày càng tiến bộ hơn.