1. So sánh
* Đặc điểm
Công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng.
* Ví dụ minh họa
A như B | Thân em như miếng cau khô Người thanh tham mỏng, người thô tham dày. .... Thân em như cam quýt bưởi bòng Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon. .... Thân em như cây quế trên non Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây. .... Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. (Ca dao) |
A bao nhiêu B bấy nhiêu | Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu. ......... Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
......... Chờ chờ, đợi đợi, trông trông, Bao nhiêu chờ đợi mặn nồng bấy nhiêu. (Ca dao) Mưa phùn ướt áo tứ thân. Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu. (Tố Hữu) |
A là B | Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. (Đỗ Trung Quân) Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) |
A (giấu đi từ so sánh) B | Gái thương chồng đương đông buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm. (Tục ngữ) Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. (Lê Anh Xuân) |
* Tác dụng
Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động, gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc.
2. Nhân hóa
* Đặc điểm
Dùng từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của người để chỉ hoạt động của đối tượng không phải là con người.
* Ví dụ minh họa
Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị | Hôm qua dệt cửi thoi vàng (Ca dao) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Hồ Chí Minh) Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hỡi! Nhớ ai sao mờ? (Ca dao) |
Xem đối tượng không phải là người như con người | Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi. (Xuân Diệu) |
* Tác dụng
Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động, gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc.