10 mẹo giúp học tiếng Anh nhanh hơn
Được đăng bởi
17/11/2017 08:58
1. Đọc hết mọi thứ có thể
Văn học cổ điển, sách báo, các trang web, email, bài viết trên mạng xã hội, thậm chí là hộp ngũ cốc ..., miễn thứ gì viết bằng tiếng Anh là bạn hãy cứ đọc. Vì sao ư? Vì những nội dung này sẽ có vô vàn từ mới cùng với một lượng kha khá những từ bạn đã biết. Cách này sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn, vì tiếp xúc lại với những từ đã học sẽ cho bạn những ví dụ mới đi kèm ngữ cảnh, qua đó giúp bạn nhớ từ tốt hơn. Mặt khác, việc học từ mới, học thành ngữ là cần thiết để bồi đắp kho từ vựng, đặc biệt là với một ngôn ngữ có nhiều từ vựng như tiếng Anh! Tuy vậy, đừng chỉ đọc không thôi, kế đến ...
2. Hãy chủ động ghi chú từ vựng mới
Mẹo này nghe như đã cũ, nhưng quan trọng là nó hiệu quả! Thường thì chúng ta thích học theo đơn vị từ hơn là cụm từ mà quên rằng điều này là không thể. Không phải điều gì chúng ta cũng có thể ghi nhớ ngay từ lần đầu. Để giải quyết vấn đề này, hãy tập thói quen mang theo một quyển sổ tay hoặc dùng một công cụ nào đó để ghi chú. Bất kể lúc nào bạn nghe hoặc đọc được một từ hay cụm từ mới, hãy viết ra kèm với ngữ cảnh, nghĩa là viết thành câu, kèm theo nghĩa được ghi chú lại. Cách này sẽ giúp tiết kiệm thời gian vì bạn sẽ không phải quay trở lại từ đó rồi tự hỏi: “Từ/cụm từ này nghĩa là gì?"
3. Đối thoại thực sự
Ngôn ngữ tồn tại để làm gì nếu không phải là để giao tiếp? Dĩ nhiên là nhờ các ứng dụng, loài người chúng ta đã tiến đạt tới trình độ giao tiếp mà không cần phải nói chuyện, nhưng xét cho cùng thì khi nói chuyện, ngôn ngữ đi vào tâm trí chúng ta dễ dàng hơn rất nhiều so với chỉ đọc hoặc viết. Bạn thử nhớ lại xem, đã bao lần bạn nghe người khác than thở họ nghe thì hiểu nhưng không nói lại được. Nhiều người trong quá trình tập nói tiếng Anh đã biến nó thành một thứ rào cản lớn chỉ đơn giản là để thể hiện mà thôi. Đừng phô trương như thế nhé. Bạn hãy thực hành với người bản ngữ nào sử dụng thứ tiếng Anh giao tiếp hàng ngày thôi, hoặc đăng ký vào một khóa học hay lớp học trực tuyến nào đó chẳng hạn.
4. Đăng ký các kênh Youtube bằng tiếng Anh
Bạn thích những nội dung hài hước, chính trị, các trang blog, hay các chương trình nấu ăn? Chủ đề nào bạn nghĩ ra thì đều có một kênh Youtube dành cho bạn. Hãy đăng ký một vài kênh để nghe. Ban đầu, có lẽ bạn sẽ thấy giọng người bản xứ khó nghe, nhưng hãy cứ kiên trì rồi bạn sẽ sớm hiểu được những gì bạn nghe thôi (chưa kể đến bạn sẽ học thêm nhiều từ vựng mới từ người bản xứ nữa đấy).
5. Ra nước ngoài
Còn cách học tiếng Anh nào hữu hiệu cho bằng là đắm mình trong môi trường sinh sống và học tập ngay tại một đất nước nói tiếng Anh? Chuyện tiếng Anh là ngôn ngữ phổ quát trên toàn thế giới thì ai cũng biết. Với một hàng dài những quốc gia để lựa chọn thì bạn có thể chọn môi trường học tập lý tưởng dựa vào vị trí địa lý, thời tiết hay thành phố mà bạn yêu thích. Hãy thử nghĩ đến nước Úc, New Zealand, nước Anh, Mỹ, hay Canada xem sao.
6. Học hỏi từ bạn bè
Bạn bè của bạn có ai đăng trạng thái bằng tiếng Anh không? Đừng bỏ qua chúng trên trang nhà bạn nhé: hãy điểm qua các mục họ chia sẻ và cố gắng hiểu từ một đến hai trạng thái mỗi ngày. Có thể là tin tức, bài đăng trên tạp chí, các video, các cuộc trò chuyện, các bài viết trên blog, các bài hát hoặc bất kì điều gì khác, miễn là bằng tiếng Anh, và chủ đề đó cuốn hút bạn, thì sẽ có ích cho bạn.
7. Đặt thật nhiều câu hỏi
Khi học tiếng Anh, sớm muộn gì bạn cũng có hàng tá những thắc mắc. Đừng chỉ ngồi đó mà băn khoăn, hãy thỏa sức tò mò và tìm cách giải quyết chúng. Nếu bạn đăng ký khóa học nào đó, hãy đặt câu hỏi với giáo viên (vốn dĩ vai trò của họ là vậy mà). Nhưng nếu bạn tự học thì đừng lo lắng, hãy tìm câu trả lời trên các trang blog hoặc các trang web dạy ngoại ngữ, thử hỏi han những bạn học khác, hay đọc qua các diễn đàn chẳng hạn. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả thôi!
8. Để các diễn viên hướng dẫn cho bạn
Hãy biến việc học của bạn trở nên thật thú vị bằng cách chọn một diễn viên hoặc ca sĩ người bản xứ mà bạn yêu thích. Sau đó lên mạng, tìm một loạt các bài hỏng vấn mà họ đã tham gia, rồi ngồi xem. Xem lần đầu để nắm ý chính, rồi xem lại, bỏ thời gian ra ghi chú từ nào hoặc câu nói nào thú vị mà bạn nghe được. Sẽ có tiếng lóng, những câu chuyện, câu đùa xuất hiện trong những buổi phỏng vấn kia, cá là sẽ cho bạn kha khá thứ để bận rộn đấy!
10. Đừng tạo áp lực cho bản thân khi bạn xuống tinh thần
Khi bạn cảm giác như đang dậm chân tại chỗ, một chuyện xảy ra với hầu hết người học vào một thời điểm nào đó, thì đừng vội nói những câu như "tôi không nói được tiếng Anh", hoặc "chắc tôi không làm được đâu". Tốt nhất là hãy bỏ luôn những câu đó ra khỏi từ điển của bạn, vì chúng chỉ khiến bạn không nhận ra được sự tiến bộ của bản thân và khiến bạn nghĩ rằng ước mơ nói được tiếng Anh lưu loát của bạn là điều không thể. Thay vào đó, hãy nói rằng "tôi đang học, và đang tiến bộ mỗi ngày", "Không phải lúc nào cũng suôn sẻ nhưng sẽ xứng đáng", "Hiện giờ tôi đã tiến bộ hơn nhiều so với sáu tháng trước đây rồi", và những câu nói khác để tự nhắc nhở bản thân phải nhìn xa hơn.
Văn học cổ điển, sách báo, các trang web, email, bài viết trên mạng xã hội, thậm chí là hộp ngũ cốc ..., miễn thứ gì viết bằng tiếng Anh là bạn hãy cứ đọc. Vì sao ư? Vì những nội dung này sẽ có vô vàn từ mới cùng với một lượng kha khá những từ bạn đã biết. Cách này sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn, vì tiếp xúc lại với những từ đã học sẽ cho bạn những ví dụ mới đi kèm ngữ cảnh, qua đó giúp bạn nhớ từ tốt hơn. Mặt khác, việc học từ mới, học thành ngữ là cần thiết để bồi đắp kho từ vựng, đặc biệt là với một ngôn ngữ có nhiều từ vựng như tiếng Anh! Tuy vậy, đừng chỉ đọc không thôi, kế đến ...
2. Hãy chủ động ghi chú từ vựng mới
Mẹo này nghe như đã cũ, nhưng quan trọng là nó hiệu quả! Thường thì chúng ta thích học theo đơn vị từ hơn là cụm từ mà quên rằng điều này là không thể. Không phải điều gì chúng ta cũng có thể ghi nhớ ngay từ lần đầu. Để giải quyết vấn đề này, hãy tập thói quen mang theo một quyển sổ tay hoặc dùng một công cụ nào đó để ghi chú. Bất kể lúc nào bạn nghe hoặc đọc được một từ hay cụm từ mới, hãy viết ra kèm với ngữ cảnh, nghĩa là viết thành câu, kèm theo nghĩa được ghi chú lại. Cách này sẽ giúp tiết kiệm thời gian vì bạn sẽ không phải quay trở lại từ đó rồi tự hỏi: “Từ/cụm từ này nghĩa là gì?"
3. Đối thoại thực sự
Ngôn ngữ tồn tại để làm gì nếu không phải là để giao tiếp? Dĩ nhiên là nhờ các ứng dụng, loài người chúng ta đã tiến đạt tới trình độ giao tiếp mà không cần phải nói chuyện, nhưng xét cho cùng thì khi nói chuyện, ngôn ngữ đi vào tâm trí chúng ta dễ dàng hơn rất nhiều so với chỉ đọc hoặc viết. Bạn thử nhớ lại xem, đã bao lần bạn nghe người khác than thở họ nghe thì hiểu nhưng không nói lại được. Nhiều người trong quá trình tập nói tiếng Anh đã biến nó thành một thứ rào cản lớn chỉ đơn giản là để thể hiện mà thôi. Đừng phô trương như thế nhé. Bạn hãy thực hành với người bản ngữ nào sử dụng thứ tiếng Anh giao tiếp hàng ngày thôi, hoặc đăng ký vào một khóa học hay lớp học trực tuyến nào đó chẳng hạn.
4. Đăng ký các kênh Youtube bằng tiếng Anh
Bạn thích những nội dung hài hước, chính trị, các trang blog, hay các chương trình nấu ăn? Chủ đề nào bạn nghĩ ra thì đều có một kênh Youtube dành cho bạn. Hãy đăng ký một vài kênh để nghe. Ban đầu, có lẽ bạn sẽ thấy giọng người bản xứ khó nghe, nhưng hãy cứ kiên trì rồi bạn sẽ sớm hiểu được những gì bạn nghe thôi (chưa kể đến bạn sẽ học thêm nhiều từ vựng mới từ người bản xứ nữa đấy).
5. Ra nước ngoài
Còn cách học tiếng Anh nào hữu hiệu cho bằng là đắm mình trong môi trường sinh sống và học tập ngay tại một đất nước nói tiếng Anh? Chuyện tiếng Anh là ngôn ngữ phổ quát trên toàn thế giới thì ai cũng biết. Với một hàng dài những quốc gia để lựa chọn thì bạn có thể chọn môi trường học tập lý tưởng dựa vào vị trí địa lý, thời tiết hay thành phố mà bạn yêu thích. Hãy thử nghĩ đến nước Úc, New Zealand, nước Anh, Mỹ, hay Canada xem sao.
6. Học hỏi từ bạn bè
Bạn bè của bạn có ai đăng trạng thái bằng tiếng Anh không? Đừng bỏ qua chúng trên trang nhà bạn nhé: hãy điểm qua các mục họ chia sẻ và cố gắng hiểu từ một đến hai trạng thái mỗi ngày. Có thể là tin tức, bài đăng trên tạp chí, các video, các cuộc trò chuyện, các bài viết trên blog, các bài hát hoặc bất kì điều gì khác, miễn là bằng tiếng Anh, và chủ đề đó cuốn hút bạn, thì sẽ có ích cho bạn.
7. Đặt thật nhiều câu hỏi
Khi học tiếng Anh, sớm muộn gì bạn cũng có hàng tá những thắc mắc. Đừng chỉ ngồi đó mà băn khoăn, hãy thỏa sức tò mò và tìm cách giải quyết chúng. Nếu bạn đăng ký khóa học nào đó, hãy đặt câu hỏi với giáo viên (vốn dĩ vai trò của họ là vậy mà). Nhưng nếu bạn tự học thì đừng lo lắng, hãy tìm câu trả lời trên các trang blog hoặc các trang web dạy ngoại ngữ, thử hỏi han những bạn học khác, hay đọc qua các diễn đàn chẳng hạn. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả thôi!
8. Để các diễn viên hướng dẫn cho bạn
Hãy biến việc học của bạn trở nên thật thú vị bằng cách chọn một diễn viên hoặc ca sĩ người bản xứ mà bạn yêu thích. Sau đó lên mạng, tìm một loạt các bài hỏng vấn mà họ đã tham gia, rồi ngồi xem. Xem lần đầu để nắm ý chính, rồi xem lại, bỏ thời gian ra ghi chú từ nào hoặc câu nói nào thú vị mà bạn nghe được. Sẽ có tiếng lóng, những câu chuyện, câu đùa xuất hiện trong những buổi phỏng vấn kia, cá là sẽ cho bạn kha khá thứ để bận rộn đấy!
10. Đừng tạo áp lực cho bản thân khi bạn xuống tinh thần
Khi bạn cảm giác như đang dậm chân tại chỗ, một chuyện xảy ra với hầu hết người học vào một thời điểm nào đó, thì đừng vội nói những câu như "tôi không nói được tiếng Anh", hoặc "chắc tôi không làm được đâu". Tốt nhất là hãy bỏ luôn những câu đó ra khỏi từ điển của bạn, vì chúng chỉ khiến bạn không nhận ra được sự tiến bộ của bản thân và khiến bạn nghĩ rằng ước mơ nói được tiếng Anh lưu loát của bạn là điều không thể. Thay vào đó, hãy nói rằng "tôi đang học, và đang tiến bộ mỗi ngày", "Không phải lúc nào cũng suôn sẻ nhưng sẽ xứng đáng", "Hiện giờ tôi đã tiến bộ hơn nhiều so với sáu tháng trước đây rồi", và những câu nói khác để tự nhắc nhở bản thân phải nhìn xa hơn.