Bài 21. Nam châm vĩnh cửu

I - TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM

1. Thí nghiệm

Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng:

+ Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam - Bắc

+ Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm chỉ hướng Nam- Bắc như cũ.

2. Kết luận

- Bình thường, kim (hoặc thanh) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam). 

- Trên nam châm có ghi chữ N chỉ cực Bắc, chữ S chỉ cực Nam.

II - TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM

1. Thí nghiệm

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì cực Bắc của kim nam châm sẽ bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.

- Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau, các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.

2. Kết luận

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

III - VÂN DỤNG

C1. 

Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ hướng Nam?

Hướng dẫn giải:

Có thể Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm (đây chỉ là giả thuyết, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh tập tập vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng đã nêu)


C2.

Người ta dùng la bàn để xác định hướng Bắc , Nam.  Tìm hiểu cấu tạo của la bàn. Hãy cho biết bộ phận nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng. Giải thích. Biết rằng mặt số của la bàn có thể quay độc lập với kim nam châm.

Hình ảnh có liên quan

Hướng dẫn giải:

Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm. Tại mọi vị trí trên Trái Đất, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc (trừ ở hai cực của Trái Đất).




* Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
* Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.